Với cái tên rất đặc biệt và thường được biết đến với công dụng chữa bệnh cho con người, cây Chiêu liêu ngày càng được biết đến nhiều hơn. Bởi ngày nay, cây chiêu liêu còn có thể làm cây cảnh công trình, đô thị rất đẹp và được ưa chuộng.
Tên thường gọi:
Cây chiêu liêu, cây Kha tử, Chiêu Liêu xanh, cây tiếu, cây sang hay cây bana.
Tên khoa học:
Terminalia reticulata Roth, họ: Bàng – Combretaceae.
Đặc điểm hình thái:
Đây là một loại cây thây gỗ trung bình. Cây có tán rộng có thể trồng trong khuôn viên ngoại thất hay trong các khu đô thị, vỉa hè đường phố.
Tán cây phân nhiều tầng giống cây bàng hay cây hoa sữa. Cây thường mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam nước ta.
Cây chiêu liêu có là mọc đối, cuống ngắn. Hoa thường mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Lá dài khoảng 10 – 20 cm và rộng khoảng 5 – 10cm tùy vào độ phì nhiêu của đất và lượng ánh sáng mà cây hấp thụ được.
Hoa của cây chiêu liêu mọc dạng bông nhiều hoa nhỏ giống như chùm hoa sữa. Quả hình trứng, 2 đầu nhọn có 5 cạnh dọc. Đường kính 2,5 – 3cm; dài 3 – 5cm. Vỏ màu nâu nhạt. Hạch (hột) cứng chắc, thịt dày (khi khô chỉ còn 2 – 4mm), vị chua chát, có một hạt cứng.
Công dụng:
Ngoài chức năng làm đẹp đường phố, cây chiêu liêu còn là một vị thuốc quý.
Vị thuốc chữa ho khản tiếng do phế hư hay chữa bệnh đau bụng, bệnh lỵ mãn tính. Ngoài ra còn chữa ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn bằng cách nướng chín bỏ hạt 8g, Hoàng liên 5g, Mộc hương 5g làm bột mịn. Chia làm 3 lần uống trong ngày, chiêu với nước sôi để nguội.
Quả Chiêu liêu hay Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên; còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới.
ạo giống cây chiêu liêu:
Ở Việt Nam chưa có tập quán trồng chiêu liêu. Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ, tháng 8-9 khi quả bắt đầu rụng phải đi thu nhặt ngay, nếu không các loài thú sẽ ăn hết. Quả chiêu liêu mang về phải phơi đến khô hoàn toàn. Sau đó tách lớp vỏ quả khô đi chỉ để lại hạt.
Do vỏ hạt chiêu liêu quá cứng nên có thể xử lý bằng cơ học hoặc hoá học để làm mỏng lớp vỏ hạt, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh, nhưng chú ý không được làm ảnh hưởng đến phôi ở trong.
Ngâm hạt chiêu liêu trong nước lạnh trong 36 giờ. Không nên gieo thẳng vào hố trồng, vì tỷ lệ sống sẽ thấp mà cần phải gieo trong vườn ươm vào trước mùa mưa, phủ lớp đất mỏng lên trên và tưới nước.
Thường tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 20%. Cũng có thể trồng chiêu liêu bằng cành, nhưng kết quả không tốt bằng phương pháp dùng hạt.
Khi trồng trong rừng phải mở tán, đảm bảo cho cây non có đủ ánh sáng để phát triển. Nơi thưa quá phải trồng dặm.
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chiêu liêu:
-Tiến hành trồng chiêu liêu vào đầu hay cuối mùa mưa. Việc che bóng cho cây mạ trong vườn ươm và cây non mới trồng là cần thiết.
-Sau khi trồng, nếu không đủ độ ẩm phải tưới cho cây chiêu liêu non mới trồng. Một năm phải chăm sóc ít nhất 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Chú ý phát cây leo, bụi rậm để cây không bị che lấp ánh sáng.
-Thường phải chăm sóc chiêu liêu trong 3 năm đầu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.