Ngày nay, phong cách thiết kế cảnh quan biệt thự hiện đại được ưa chuộng đưa vào nhiều công trình vì tính đơn giản, tinh tế của nó. Thảm cỏ là một phần không thể thiếu trong cảnh quan hiện đại, vì nó tạo được sự kết nối giữa các chi tiết trong khu vườn, làm cho khu vườn trông có vẻ rộng rãi, thoáng đãng, đồng thời mang đến một không gian xanh mướt, liên tục, làm dịu đi cái nhìn của con người.
Có rất nhiều loại cỏ thường được trồng trong sân vườn biệt thự như: cỏ nhung, cỏ lá gừng, cỏ lông heo, cỏ xuyến chi, cỏ đậu phộng… Do đó tùy vào từng loại sân vườn cũng như theo sở thích, khả năng điều kiện của gia chủ mà chúng ta sẽ lựa chọn loại cỏ trồng cho phù hợp.
Chúng tôi xin chỉ dẫn sơ qua cho các bạn hiểu về các loại cỏ, khu vực trồng cũng như cách thức trồng sao cho phù hợp.
Xem thêm: Thiết kế sân vườn biệt thự hợp phong thủy cho gia chủ
Các loại cỏ công trình phù hợp để thiết kế cảnh quan biệt thự
1. Cỏ nhung Nhật
- Tên thường gọi: Cỏ nhung, cỏ nhung Nhật
- Tên khoa học: Zoysia japonoca
- Họ thực vật: Poaceaa (họ Hòa thảo)
- Cỏ nhung nhật có thân rất nhỏ và ngắn, cành và nhánh thường bò sát đất. Lá cỏ nhung hình kim, mọc so le xếp 2 dãy theo thân dài từ 3-5cm.
- Tốc độ sinh trưởng: chậm
- Cây cần nhiều ánh sáng. Có thể chịu được lạnh và thiếu nước vào mùa đông. Sức đề kháng cao, khả năng chống chọi với các loại sâu bệnh tốt. Phát triển rất tốt vào mùa hè, phù hợp với khí hậu nước ta.
2. Cỏ lông heo
- Tên thường gọi: Cỏ lông heo
- Tên khoa học: Zoysia Tenuifolia
- Họ thực vật: Poaceaa (họ Hòa thảo)
- Cỏ lông heo là một loại cỏ có kết cấu rất tốt, màu xanh lá cây tối màu. Cỏ lông heo có thân nhỏ và ngắn, bò sát mặt đất. Với cấu tạo có phiến lá cứng và ngắn dài 5 cm, hình kim, mọc so le, được chia thành 2 dãy theo thân dài 5 – 10 cm.
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
Là loại cây ưa sáng. Thích hợp trồng những nơi ẩm ướt nhưng thoát nước tốt.
3. Cỏ lá gừng
- Tên thường gọi: Cỏ Lá Gừng
- Tên khoa học là: Axonopus Compressus
- Họ thực vật: Poaceae (họ Hòa thảo)
- Cỏ lá gừng là loại thân bò, thân rễ lâu năm, phần thân nhẵn, và có lát cắt hình bầu dục dài 3 – 3.5 cm. Các đốt có lông tạo thành những tấm thảm cỏ với mật độ dày đặc và sở hữu tán lá cao 15 – 20 cm và cành mang hoa cao 30 – 45 cm (-60 cm).
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Cỏ lá gừng là loại cây ưa nắng, chịu bóng bán phần. Có thể chịu được nóng, hạn rất tốt. Nhu cầu sử dụng nước ở mức trung bình. Và đặc biệt thích nghi tốt trên hầu hết các loại đất. Nhân giống từ hạt, giâm cành hoặc tách bụi.
4. Cỏ xuyến chi
- Tên thường gọi: Cỏ Xuyến chi, cây cúc Xuyến chi
- Tên khoa học: Wedelia trilobata
- Họ thực vật: Asteraceae (Cúc)
- Cỏ xuyến chi mọc thành thảm cây thấp lâu năm với thân tròn và phát triển đến độ cao khoảng 10 cm.
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Cỏ xuyến chi thuộc loại cây ưa ánh sáng, thích hợp với khí hậu khô thoáng, cung cấp nhiều nắng, tưới tiêu ở
- mức trung bình và dễ nhân giống từ các đoạn thân, cành.
5. Cỏ đậu phộng
- Tên thường gọi: Cỏ đậu, cỏ đậu phộng hoặc cỏ lạc
- Tên khoa học: Arachis pintoi
- Họ thực vật: Fabaceae (Đậu)
- Cây cỏ lạc thuộc loại cây thân bò phát triển lâu năm. Rễ cái của cây mạnh trên thân, tạo ra một thảm cỏ dày với thân rễ ăn sâu đến 20 cm. Thân cây ban đầu nằm úp sau đó mới mọc lên cao đến 20 cm.
- Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.
- Cây cỏ đậu có đa tác dụng như: giúp cải tạo đất, làm phân xanh và thức ăn cho gia súc. Cỏ đậu phộng xanh tốt và hoa có màu vàng ra quanh năm, vì vậy trồng làm thảm trang trí ở sân vườn biệt thự, vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt.
Trên đây là các loại cỏ công trình thường được sử dụng trong thiết kế cảnh quan biệt thự. Mọi chi tiết xin lien hệ:
Công Ty Cổ Phần cây xanh và cảnh quan Văn Giang
Địa chỉ: Xã Phụng Công-Huyện Văn Giang- Hưng Yên
Hotline: 0967 326 676 – 01635 77 88 66
Website: trongcaycongtrinh.com